Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

Bài thơ Trăng - tác giả Chu Minh Khôi

 Nhà thơ nhà báo Chu Minh Khôi sinh năm 1972 tại Hải Hậu Nam Định. Ngay từ những năm 1994-1999 anh đã có rất nhiều bài thơ đăng các báo Hoa Học Trò, Áo Trắng, Mực Tím. Chu Minh Khôi là đại biểu dự Hội nghị Nhà văn trẻ toàn quốc lần thứ 6 (năm 2001). Anh đã xuất bản tập thơ nổi tiếng "Ly cà phê tháng tư" nhà xuất bản Lao động năm 2014. Thơ Chu Minh Khôi luôn có điểm đặc biệt không thể lẫn với các nhà thơ khác. Hiện nay Chu Minh Khôi là một phóng viên uy tín và là một nhà thơ được nhiều người yêu thích. Sau đây là bài thơ Trăng của tác giả Chu Minh Khôi. Ngoài ra bạn có thể xem thêm những bài thơ về trăng khác tại gocnhotamhon.com

Trăng – Chu Minh Khôi

Rất nhiều khi trăng úp mặt vào đêm

Khóc rưng rức dưới trời sao mất ngủ

Trăng mười lăm mang hình hài thiếu nữ

Vú non tơ giấu trong nịt mây vàng.


Tóc vô hình trăng xõa xuống mênh mang

Muôn tơ sáng dệt thành hoa nắng

Rồi một ngày hoa kết thành trái cấm

Ăn một đời thiếu vắng, ta yêu.


Có những khi ngơ ngẩn giữa chiều

Trăng tức tưởi xóa dấu mình trong gió

Ta nhẫn nại uống lời trăng bỏ ngỏ

Chùm thơ yêu ngọt lịm giữa môi mình.


Rồi những ngày trăng thức lúc bình minh

Đỏng đảnh lắm thế mà ta vẫn đợi

Dây tơ sáng buông quanh ta tóc rối

Ta thì đầy mà trăng lại gầy thêm.


Làm con thuyền trăng lướt nhẹ trong đêm

Chở đầy thơ và ta về cổ tích

Phía mười lăm bến bờ đêm tĩnh mịch

Ta mở hồn tựa cửa ngóng trăng lên.

bài thơ trăng thanh bình

bài thơ vầng trăng khuyết nửa

phân tích bài thơ Ánh Trăng của tác giả Nguyễn Duy

Phân tích bài thơ Ánh Trăng của tác giả Nguyễn Duy

 Nội dung và hình thức là hai mặt của một vấn đề, hai mặt này luôn soi chiếu vào nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Thông qua hình thức thì người viết mới thể hiện được nội dung tác phẩm. Vì thế nghệ thuật là mặt rất quan trọng trong tác phẩm văn chương. Nhận thức được điều này, Nguyễn Duy đã rất khéo léo khi lựa chọn cho mình nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau trong “Ánh trăng”. Nhờ đó, “Ánh trăng” luôn nhận được sự thu hút của độc giả. 


“Ánh trăng” có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố trữ tình của phương thức biểu cảm và yếu tố tự sự, giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh thơ. Yếu tố trữ tình chính là mạch cảm xúc với những suy ngẫm sâu sắc của nhân vật trữ tình về sự gắn bó thân thiết, nghĩa tình giữa con người và vầng trăng trong quá khứ: hồi nhỏ ở đồng ruộng và hồi chiến tranh ở rừng có vầng trăng là tri kỉ; về sự vô tình của con người trong hiện tại đủ đầy: về thành phố, quen ánh điện, cửa gương – vầng trăng như người dưng qua đường; và đặc biệt là cảm giác giật mình của con người khi đối diện với “vầng trăng tròn vành vạnh”.


Bài thơ chứa đậm chất tự sự: Ở đây có hai nhân vật đó là trăng và nhân vật trữ tình là người bạn tri kỉ của trăng. Câu chuyện về hai người được kể với ba mốc thời gian hồi còn nhỏ – hồi chiến tranh – khi trở về thành phố. Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại, gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Trong quá khứ, khi sống gần gũi, hồn nhiên với thiên nhiên thì cứ ngỡ: “sẽ không bao giờ quên – cái vầng trăng tình nghĩa”. Nhưng từ hồi về thành phố, điều kiện sống thay đổi, trăng tình nghĩa trở thành người dưng qua đường. Để rồi khi xảy ra một tình huống bất ngờ: “Thình lình đèn điện tắt”, vầng trăng tròn đột ngột hiện lên qua cửa sổ, đánh thức bao hồi tưởng đã lãng quên trong lòng người, làm cho con người khắc khoải, rưng rưng nỗi nhớ quá khứ.

bài thơ trăng thanh bình

bài thơ vầng trăng khuyết nửa

bài thơ Trăng - tác giả Chu Minh Khôi


Bài thơ vầng trăng khuyết nửa

Đọc thơ các nhà thơ trung đại, ta thường chứng kiến cảnh những người chinh phụ, cung nữ, thục nữ hay ngồi một mình vọng trăng, thưởng nguyệt trong đêm dài. Trăng ở đây không phải là "trăng viên mãn" tròn đầy, "trăng vàng trăng ngọc" mà là "trăng tàn", "trăng khuyết", "trăng xẻ làm đôi"... Trăng ở đây cũng chính là cuộc đời nhiều dở dang bất hạnh của họ. Sau đây là bài thơ vầng trăng khuyết nửa

Vầng trăng khuyết nửa

Có phải trăng tròn rồi trăng khuyết đâu anh

Cũng như bây giờ anh quên rồi ước hẹn

Dẫu biết lời yêu hôm nào còn nguyên vẹn

Có phải trăng buồn nên chẳng thể tròn canh.


Nơi ấy sao đành đem xẻ mảnh trăng thanh

Dâu còn tiếc thương ân tình ngày xưa cũ

Để lại mùa đông không còn buồn vương chút nắng

Còn nửa cuộc tình thầm lặng giấu màn đêm.


Có phải giờ đây vui hạnh phúc ấm êm

Anh chẳng còn thương ánh trăng buồn da diết

Một nửa bên em sẽ thật rồi mãi khuyết

Khoảng tối buông dần da diết nửa đời sau.


Xuân đã về rồi xua cái lạnh lao đao

Mà sao anh ơi lệ dòng tuôn rơi mãi

Em nở nụ cười giữa mùa xuân hoang dại

Như tiễn cuộc tình ta vào mãi chốn hư không.

bài thơ trăng thanh bình

bài thơ Trăng - tác giả Chu Minh Khôi

phân tích bài thơ Ánh Trăng của tác giả Nguyễn Duy

Bài thơ trăng thanh bình

Từ bao giờ, ánh trăng đã là nguồn cảm hứng bất tận muôn đời của các thi sĩ văn nhân. Có thể gọi đấy là mối lương duyên suốt đời mà ông tơ bà nguyệt đã dành cho họ. Trong cảm quan của người nghệ sĩ, trăng không đơn thuần là nguồn sáng trong đêm mà đã trở thành một hình tượng nghệ thuật độc đáo. Ở đó, nó đã trở thành một âm hưởng đa thanh xoáy sâu vào tâm hồn có sức ám ảnh, khơi gợi cho người đọc nhiều xúc cảm về chiến tranh và hòa bình, hạnh phúc và khổ đau, quê hương và gia đình, tình yêu và thân phận con người...Sau đây là bài thơ trăng thanh bình 


Trăng thanh bình

Đêm trăng sáng nơi miền quê thôn dã

Rất thanh bình và êm ả nên thơ

Ta bon chen nơi phố thị vật vờ

Nhiều mỏi mệt giữa dòng đời trôi nổi.


Đêm trăng sáng mà như trăng hờn dỗi

Khuất rặng cây như mang nỗi u buồn

Nặng trĩu lòng lặng lẽ giữa màn sương

Thấy hiu hắt cho đêm trường lạnh lẽo.


Trăng nhớ ai để trăng gầy khô héo

Ta cũng buồn vì một nỗi niềm riêng

Vì tâm tư cứ man mát buồn phiền

Tìm ai đó có cùng mang tâm sự


Chỉ muốn nói vài ba câu nhắn nhủ

Trăng có còn sáng tỏ ở nơi xa

Ở nơi đây cũng nhớ lắm mà

Có ai ngắm ánh trăng tà cuối buổi.


Trăng yên lặng trong màn đêm u tối

Rất thanh bình cho những kẻ chờ mong

Ánh trăng khuya nghe ảo não trong lòng

Trăng sáng quá mà trong ta vô vọng.


Đêm tĩnh mịch ánh trăng soi một bóng

Dáng hao gầy đang thấp thỏm chờ ai

Từng bước chân trên vạn lý đường dài

Nhìn trăng sáng ta nhớ hoài giấc mộng.


bài thơ vầng trăng khuyết nửa

bài thơ Trăng - tác giả Chu Minh Khôi

phân tích bài thơ Ánh Trăng của tác giả Nguyễn Duy

Bài thơ Trăng - tác giả Chu Minh Khôi

 Nhà thơ nhà báo Chu Minh Khôi sinh năm 1972 tại Hải Hậu Nam Định. Ngay từ những năm 1994-1999 anh đã có rất nhiều bài thơ đăng các báo Hoa ...